-->

[HCI]Giao diện người máy (Human- Computer- Interaction) (Phần 1)

Công nghệ thông tin hiện đại ngày càng trú trọng đến giao diện người dùng và quan tâm nhiều hơn tới tính trong suốt của hệ thống. Do vậy việt thiết kế giao diện phần mềm sao cho có tính tiện lợi là hết sức quan trọng. Dưới đây là một loạt video giới thiệu về HCI.

1. HCI là gì ( What is HCI?)
http://www.youtube.com/watch?v=KtvwustmEDI
2. Thiết kế giao diện người máy ( Human-Computer Interface Design )
3.Khóa học HCI (Hơi khó nghe nhưng ngài giáo sư nói chậm :v)
link xem khóa học

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Tương tác người máy
Ngày nay việc sử dụng Công nghệ thông tin vào hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống con người. Một trong những lĩnh vực mà ngày nay là vấn đề nghiên cứu vô cùng quan trọng trong việc sử dụng máy tính đó là “Tương tác người máy (HCI)”, (HCI: Human Computer Interaction).
Vậy tương tác người máy là gì? Đó là sự nghiên cứu và phát triển các giao diện máy tính với mục đích làm cho người dùng dễ dàng sử dụng hệ thống máy tính đó hơn. HCI giao tiếp người máy không chỉ là thiết kế giao diện. HCI còn là lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến:
- Nghiên cứu việc con người sử dụng giao diện thiết bị.
- Nghiên cứu phát triển các ứng dụng mới cho người dùng.
- Phát triển các thiết bị và công cụ mới cho người dùng.
HCI ngoài việc nghiên cứu các vấn đề trên còn liên quan tới các chuyên ngành khác như:
- Tâm lý học, xã hội học, triết học
- Sinh lý học, Công thái học (là khoa học về việc thiết kế các máy móc, các công cụ, các máy tính và khu vực làm việc vật lý, sao cho mọi người dễ tìm thấy chúng và thoải mái sử dụng)
- Thiết kế đồ họa và công nghiệp, thiết kế âm thanh, điện ảnh
- Kỹ nghệ phần mềm
- Kỹ thuật điện, điện tử
- Các chuyên ngành liên quan khác
2. Các nguyên tắc chung của việc thiết kế giao diện người dùng
2.1. Giới thiệu
Ngày nay các vấn đề thảo luận và nghiên cứu về tầm quan trọng của việc thiết kế giao diện người dùng, xem xét các khả năng và yêu cầu của con người với các hệ thống tương tác người máy.
Trong các nghiên cứu và thảo luận, đã nói về khả năng chung của con người, trong thực tế con người đa dạng hơn những gì đã thảo luận, đã biết đến. Con người có nhiều khả năng và điểm yếu khác nhau, họ đến từ những vùng miền và văn hóa khác nhau, họ có các lợi ích, quan điểm và kinh nghiệm khác nhau, họ có những lứa tuổi và thể trạng khác nhau. Tất cả những thứ đó có tác động một cách nào đó mà một cá nhân sẽ sử dụng trong một ứng dụng tính toán cụ thể. Chúng ta không thể giả định rằng một ứng dụng sẽ được thiết kế cho một người dùng “tiêu biểu” hoặc chỉ thiết kế chung cho những người như chúng ta.
Thiết kế chung là quá trình của các sản phẩm ứng dụng thiết kế sao cho chúng có thể được sử dụng với bất cứ ai trong bất cứ tình huống nào. Trong trường hợp của chúng ta, điều này có ý nghĩa các hệ thống tương tác thiết kế đặc biệt mà có thể sử dụng bởi bất cứ ai, vớibất kỳ phạm vi khả năng nào, sử dụng bất kỳ nền tảng công nghệ nào. Điều này có thể thực hiện  được bằng cách thiết kế hệ thống hoặc đã được xây dựng trong khả năng dự phòng,hoặc được tương thích với các công nghệ hỗ trợ.
Trong bài viết này chúng ta sẽ  xem xét thiết kế chung trong nhiều chi tiết. Chúng ta sẽ bắt đầu kiểm tra 7 nguyên tắc của việc thiết kế tổng thể. Dựa vào 7 nguyên tắc chung này chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng trong việc thiết kế giao diện người dùng và tại sao chúng ta phải chú trọng tới việc thiết kế giao diện người dùng trong các hệ thống tương tác của chúng ta.
2.2. Nguyên tắc chung của thiết kế giao diện người dùng
Chúng ta đã được định nghĩa thiết kế chung như là “quá trình của các sản phẩm thiết kế sao cho chúng  có thể được sử dụng với bất cứ ai trong bất cứ tình huống nào”. Nhưng nó có ý nghĩa gì trong thực tế? Nó có thể được thiết kế bất cứ thứ gì mà bất cứ ai có thể sử dụng nó không và nếu chúng ta có thể thiết kế được, vậy làm thế nào để chúng ta đưa nó vào trong thực tế? chí phí sẽ không ngăn cản quá trình thiết kế và đưa vào ứng dụng của chúng ta? Trong thực tế chúng ta không thể thiết kế bất kỳ thứ gì mà có thể được truy cập với bất cứ ai, và chúng ta chắc chắn là không thể đảm bảo rằng bất cứ ai cũng có cùng cảm nhận qua việc sử dụng cùng một sản phẩm, nhưng chúng ta có thể làm theo các mục tiêu của thiết kế tổng thể và cố gắng để cung cấp một trải nghiệm tương ứng.
Mặc dù việc thiết kế có vẻ như một công việc lớn, tuy nhiên thiết kế tổng thể không phức tạp hay tốn kém. Trong thực tế, nếu bạn hay chú ý bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều những ví dụ của thiết kế xét đến tính đa dạng người dùng. Ví dụ khi bạn qua đường, nhìn vào vỉa hè, lề đường có thể được hạ xuống, để cho phép những người sử dụng xe lăn có thể vượt qua dễ dàng hơn. Ốp lát gần lề đường có thể có kết cấu khác nhau, với những va chạm tăng lên hay các đường lằn, để người khiếm thính không thể nhìn đễ tìn thấy điểm sang đường. Ví dụ tiếp theo khi bạn vào các tòa nhà cao tầng ngày nay. Bạn nhìn thấy có rất nhiều các tòa nhà hiện đại có các cửa tự động. Hoặc thang máy có thể cung cấp cả hình ảnh trực quan và thông báo khi tới các tầng tiếp theo. Và trong khi các thiết kế này như thực hiện việc qua đường, các tòa nhà, thang máy… để những thông báo và giúp đỡ những người khuyết tật dễ ràng sử dụng. Cha mẹ với 1 đứa trẻ nằm trong xe đẩy, hoặc khách du lịch với các vali kéo, có thể sang đường một cách rễ dàng, những người mua sắm với những túi nặng, hoặc là trẻ nhỏ, có thể đi vào tòa nhà, và giảm đi người có thể quên khi đến tầng của họ khi họ không chú ý. Thiết kế tổng thể chính là cố gắng để chắc chắn rằng bạn không loại trừ bất cứ ai thông qua các lựa chọn thiết kế bạn thực hiện, nhưng bằng cách đưa ra những vấn đề nàybạn sẽ luôn luôn làm cho thiết kế của bạn tốt hơn cho tất cả mọi người.
Vào cuối những năm 1990, một nhóm sinh viên và giảng viên ở trường đại học Bắc Carolina tại Hoa Kỳ đã đề xuất 7 nguyên tắc của việc thiết kế tổng thể xem thêm các tài liệu. Những đề xuất này nhằm mục đích để che đi tất cả các vùng thiết kế và ứng dựng như nhau để thiết kế các hệ thống tương tác. Những nguyên tắc này đưa ra 1 khung chung để phát triển các thiết kế tổng thể.
Nguyên tắc 1là sử dụng rộng rãi: Thiết kế là hữu ích cho mọi người với nhiều tính năng và lôi cuốn mọi người. Không có người nào loại ra hoặc là bêu xấu thiết kế đó. Ở bất cứ đâu có thể đều truy cập như nhau; Những nơi không thể sử dụng giống nhau, sử dụng rộng rãi cần được hỗ trợ. Những nơi cung cấp phù hợp, bảo mật, riêng tư và an toàn nên có sẵn cho tất cả.
Nguyên tắc 2 là sự linh hoạt trong sử dụng: Thiết kế cho phép 1 loạt các tính năng và sở thích thông qua sự lựa chọn các phương pháp sử dụng và khả năng thích nghi với tốc độ, độ chính xác và các tùy chỉnh của người sử dụng.
Nguyên tắc 3 là hệ thống đơn giản và trực quan khi sử dụng, bất kể là kiến thức, ngôn ngữ, kinh nghiệm hoặc là mức độ tập trung của người sử dụng. Thiết kế cần hỗ trợ cho những sự mong đợi của người sử dụng và phù hợp với các ngôn ngữ khác nhau và kỹ năng đọc viết. Nó không phải là sự  phức tạp không cần thiết và cần được tổ chức để truy cập thuận tiện đến những khu vực quan trọng nhất. Nó sẽ thúc đẩy sự cung cấp thông tin phản hồi khi có thể.
Nguyên tắc 4 là thông tin có thể nhận thấy: Thiết kế nên cung cấp các thông tin liên lạc hiệu quả không phụ thuộc vào điều kiện môi trường hoặc các khả năng của người dùng. Sự trình bày dư thừa là quan trọng: Thông tin phải được thể hiện dưới các hình thức hay chế độ khác nhau (vd đồ họa, tiếng nói, chữ viết, sự tiếp xúc..) thông tin thiết yếu phải được nhấn mạnh và phân biệt rõ ràng từ nội dung bên ngoài. Cách Trình bày nên hỗ trợ cho dãy các thiết bị và những kỹ thuật được sử dụng để truy cập thông tin bởi những người với các khả năng cảm nhận khác nhau.
Nguyên tắc 5 là tính chịu lỗi: Giảm thiểu các tác động và các hư hỏng gây ra bởi những sai lầm hoặc những hành vi không mong muốn. Trường hợp nguy hiểm tiềm tàng phải được di rời hoặc làm cho nó khó xẩy ra. Khả năng nguy hiểm phải được che chắn bởi các hệ thống cảnh báo không an toàn từ góc độ của người sử dụng và người sử dụng phải được hỗ trợ trong các công việc mà đòi hỏi sự tập trung.
Nguyên tắc 6 là cố gắng mức thấp nhất việc sử dụng cơ thể: Các hệ thống phải được thiết kế thoải mái khi sử dụng, giảm thiểu cố gắng các hành động và mệt mỏi. Thiết kế vật lý của hệ thống phải cho phép người dùng duy trì 1 trạng thái tự nhiên với sự cố gắng điều hành hợp lý. Những hành động lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc lâu dài phải nên tránh.
Nguyên tắc 7 các yêu cầu kích cỡ và khoảng không cho tiếp cận và sử dụng: Vị trí của hệ thống nên phải thích hợp và được sử dụng bởi bất kỳ người nào không phân biệt kích thước, tư thế hoặc chuyển động. Nhân tố quan trọng nên phải đặt trong tầm nhìn cho người dùng cả khi đứng và ngồi. Tất cả các thành phần vật lý phải tiện dụng, người dùng có thể truy cập lúc đứng hoặc ngồi. Các hệ thống nên cho phép thay đổi kích cỡ tay và cung cấp đủ chỗ cho các thiết bị hỗ trợ được sử dụng.
7 nguyên tắc cho chúng ta xuất phát điểm tốt trong việc xem xét thiết kế tổng thể. Tất nhiên, Chúng ta không áp dụng giống nhau cho tất cả các tình huống. Cho ví dụ, nguyên tắc 6 và 7 sẽ quan trọng trong việc thiết kế gian hàng thông tin nhưng ít quan trọng hơn trong việc thiết kế phần mềm xử lý văn bản. Nhưng chúng cung cấp 1 tiện ích xem xét danh sách kiểm tra cho các nhà thiết kế, cùng với những hướng dẫn về việc làm thế nào để mỗi nguyên tắc có thể đạt được.
Sưu tầm

No comments :