Như đã giới thiệu
ở bài trước tiến trình Rup với các quy tắc cơ bản, phân chia thành
các pha, vòng lặp, các công đoạn vẫn chưa phải là một tiến trình cụ
thể mà chỉ là họ tiến trình, hay một khuôn khổ quy ước trước.
. Muốn có một tiến trình cần
phải chỉ rõ từng bước, từng công việc phải làm trong mỗi bước đó
sản phẩm của mỗi bước là gì và để có thể dẫn dắt một cách chắc
chắn quá trình phát triển phần mềm từ nhu cầu ban đầu, hay gọi là
yêu cầu người dùng cho đến chương trình chạy được đáp ứng được các
yêu cầu đó một cách đầy đủ và với hiệu năng mong muốn.
Tiến trình đơn giản này có 10
bước sau:
Tiến Trình Rup đơn giản |
(1) Nghiên cứu sơ bộ: Nhằm đưa ra cái
nhìn khái quát về hệ thống sẽ được xây dựng như chức năng, hiệu năng
và công nghệ và về dự án sẽ triển khai từ đó đưa ra kết luận nên
triển khai tiếp hay chấm dứt dự án.
(2) Nhận định và đặc tả các ca sửdụng: từ việc nắm bắt các yêu cầu của người dùng mà phát hiện các
ca sử dụng nó là tập hợp dãy hành động mà hệ thống thực hiện để
đưa ra một kết quả nào đó có ích cho nghiệp vụ. Mỗi ca sử dụng
phải được đặc tả dưới dạng kịch bản và/hoặc biểu đồ trình tự của
hệ thống.
(3) Mô hình hóa lĩnh vực ứng dụng:
Đưa ra một mô hình dưới dạng biểu đồ lớp để phản ánh khái niệm
nghiệp vụ mà người dùng cũng như người phát triển hệ thống đề cập
tới. Các lớp ở đây tạm gọi là các lớp lĩnh vực nghĩa là lĩnh vực
nghiệp vụ ứng dụng. Biểu đó đó gọi là biểu đồ miền lĩnh vực.
(4) Xác định các đối tượng/lớp tham
gia các ca sử dụng. Đối với mỗi ca sử dụng phải phát hiện các lớp
lĩnh vực (các lớp thuộc tầng thực thể) cùng với các lớp điều
khiển (các lớp thuộc tầng nghiệp vụ) và lớp biên (là giao diện, form
khi thiết kế). Từ đó lập biểu đồ lớp làm nền cho ca sử dụng.
(5) Mô hình hóa tương tác trong các
ca sử dụng: Sự tương tác giữa các đối tượng thông qua thông điệp. Cần
phải tạo ra kịch bản của các ca sử dụng. Sự tương tác này được
trình bày bằng biểu đồ trình tự hay biểu đồ cộng tác.
(6) Mô hình hóa ứng xử: Các đối
tượng điểu khiển khác với các đối tượng thực thể ở chỗ nó có khả
năng tự ứng xử với các sự kiện từ ngoài đến để đưa ra các điểu
khiển thích hợp. Việc mô tả hành vi ứng xử của các đối tượng được
mô tả bằng biểu đố trạng thái.
(7) Làm nguyên mẫu giao diện người
dùng (GUI): với các bộ tạo lập GUI người ta thường làm sớm một giao
diện người dùng trước để cho việc mô hình hóa và cài đặt hệ thống
được cài đặt dễ dàng hơn.
(8) Thiết kế hệ thống: Đây là việc
thiết kế tổng thể của hệ thống bao gồm cả việc chia hệ thống thành
các hệ thống con.
(9) Thiết kế chi tiết: Là thiết kế về các lớp, các liên kết,
các thuộc tính, các thao tác thực hiện trên từng tầng của kiến trúc
Khách hàng/ nghiệp vụ(client/server) gồm tầng trình bày, tầng ứng
dụng, tầng nghiệp vụ, tầng lưu trữ và xác định các giải pháp cài
đặt hệ thống đó trên mạng.
(10) Cài
đặt đó là bước thực thi hệ thống bao gồm lập trình và kiểm thử.
Hệ thống được nghiệm thu trên các ca sử dụng.
Đọc file PDF
No comments :
Post a Comment